Đây là cách có thể giúp các bậc phụ huynh hiểu hơn một đứa trẻ và luôn trở thành người con tin tưởng có thể chia sẻ mọi chuyện cùng.
1. Hãy nói yêu con, tự hào về con thật nhiều, nói thành lời, chân thành, nói nhiều lần, trong nhiều hoàn cảnh, để con ghi nhớ. Hãy thường xuyên nói lời yêu thương, nói rằng bố mẹ tự hào về con, không phải vì điểm số học tập, vì ngoại hình, hay vì bất cứ điều gì cả. Bố mẹ tự hào bởi con là con của bố mẹ, con ra đời từ tất cả yêu thương của bố mẹ. Và Minh cũng thường xuyên làm điều này với con đấy anh chị.
2. Tôn trọng quan điểm của con. Khi con chia sẻ, việc đầu tiên thay vì khuyên nhủ hay trách móc, bố mẹ nên lắng nghe và đặt thật nhiều câu hỏi để đào sâu chủ đề con đang nói.
Tôn trọng không có nghĩa là con đòi gì cũng chiều mà là đào sâu, lắng nghe, đưa ra quan điểm của bố mẹ sau đó và để con quyết định đồng thời tự chịu trách nhiệm về hành vi của con. Thực sự Minh cảm thấy cái này rất quan trọng vì theo Minh quan sát nếu Minh tôn trọng ý kiến con ví dụ con làm sai con sẽ tự chịu trách nhiệm, không đổ thừa đâu ạ.
3. Đừng nhắc đi nhắc lại sự cố con đang gặp phải. Bố mẹ thường nghĩ nhắc nhiều lần sẽ tác động được con nhưng theo các chuyên gia tâm lý học, cách này khiến con thấy mệt mỏi và né tránh bố mẹ. Hãy cho con hiểu con là người chịu trách nhiệm cho cuộc đời của mình, và chấp nhận để con tự giác, tự chủ đi bằng đôi chân của mình.
4. Tuyệt đối không kể chuyện riêng hoặc sự cố của con với thầy cô, bạn bè hoặc họ hàng. Bố mẹ nghĩ càng nhiều người tác động sẽ càng hiệu quả nhưng thật ra, càng nhiều người biết tới việc của con khiến con cảm thấy bị xúc phạm vì bố mẹ không tôn trọng quyền riêng tư của con.
5. Đừng dùng “quà thưởng hoặc tiền thưởng” để tác động con mỗi khi yêu cầu con làm việc gì vì điều này khiến con ỷ lại vào bố mẹ. Hãy giải thích cho con hiểu, chỉ thưởng khi thực sự xứng đáng. Nếu hiểu sai ý nghĩa của quà thưởng vô tình anh chị đã biến điều đó thành “mồi nhử con” đấy ạ.
Hy vọng bài chia sẻ này của Minh sẽ giúp mọi người hiểu được tâm lý của con từ đó trở thành những ông bố bà mẹ gần gũi với con hơn nha.